Làm sao dạy trẻ tiểu học nhớ bài lâu?

Thứ ba - 17/04/2018 09:02

11

11
Con đang học tiểu học, để giúp trẻ ghi nhớ bài lâu, cha mẹ cần dạy trẻ như thế nào
Phương thức hiệu quả này của việc ghi và tái hiện tài liệu của học sinh không phải do ngẫu nhiên, mà do trẻ học được dưới sự chỉ dẫn của thầy cô giáo.

Khả năng ghi nhớ cũng giống như các khả năng khác của trẻ, có thể rèn luyện. Chỉ cần rèn luyện theo các cách sau thì sẽ đạt hiệu quả.

1.Rèn luyện trực tiếp

Khi dạy trẻ học một đoạn văn hay đoạn thơ nên dạy trẻ học khoảng1- 2 câu/ lần cho đến hết đoạn văn, đoạn thơ. Để trẻ học nhanh và nhớ lâu, không nên bắt trẻ đọc to nhiều lần để nhớ mà nên tuân theo các bước sau:
– Đọc to thành tiếng 2-3 lần
– Đọc thầm (đọc không mấp máy môi, đọc trong óc, mắt lướt trên hàng chữ mà vẫn nhận biết được nội dung câu vừa đọc) 2-3 lần.
– Để trẻ tự đọc thuộc lòng lại cả đoạn văn, đoạn thơ.
– Các bước trên giúp cho trẻ quen miệng mà nhớ, hiểu nội dung mà nhớ.
Cũng có thể tạo một chỗ dựa trí nhớ cho trẻ bằng cách ghi bảng, hay ra giấy, hay nhắc một vài từ đầu của đoạn thơ, đoạn văn để trẻ dễ nhớ khi đọc lại cả đoạn văn, đoạn thơ. Khi trẻ đã đọc tương đối thuộc, xóa dần các từ dùng để nhắc, để trẻ tự nhớ và đọc thuộc lòng.

2.Rèn luyện ghi nhớ ý nghĩa (học thuộc lòng hiểu ý nghĩa)

Để trẻ có sự phát triển ghi nhớ có ý nghĩa ngay từ những lớp đầu cấp tiểu học, bạn phải hình thành ở trẻ những biện pháp ghi nhớ ý nghĩa:

* Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi học một đoạn văn, tài liệu:
– Đọc đoạn văn nhiều lần, vừa đọc vừa nhận biết ý nghĩa của đoạn văn.
– Chia đoạn văn ra thành những bộ phận ý nghĩa, nêu bật những điểm tựa (ý chính, điểm quan trọng) của đoạn văn.
– Dựa vào điểm tựa của đoạn văn, dùng lời lẽ của mình để kể lại đoạn văn.
Làm sao dạy trẻ tiểu học nhớ bài lâu
Khả năng ghi nhớ cũng giống như các khả năng khác của trẻ, có thể rèn luyện. Chỉ cần rèn luyện đúng cách thì sẽ đạt hiệu quả

* Biện pháp ghi nhớ ý nghĩa khi giải bài tập toán (số học):
– Đọc kỹ đầu bài
– Viết tóm tắt đầu bài
– Trả lời câu hỏi, mỗi số biểu thị cái gì. Tìm ra câu hỏi chính của bài.
– Hãy hình dung xem trong bài toán nói cái gì (nếu cần hãy vẽ sơ đồ) và nói xem trẻ đã hình dung cái gì.
– Hãy suy nghĩ xem, trẻ có thể nói được điều gì về con số thu được trong lời đáp: số đó sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn số đã cho trong bài tập?
– Hãy trình bày kế hoạch giải của trẻ
– Hãy giải bài tập này.
– Hãy suy nghĩ xem có giải được bài tập đó bằng phương pháp khác hay không? Nếu được thì yêu cầu trẻ giải.
– Kiểm tra cách giải và viết trả lời.

3.Đặt thơ, vần điệu cho tài liệu cần học

Vần và nhịp điệu của thơ ca, vè, tục ngữ, ca dao để lại trong não những ấn tượng, cảm xúc, và rung động hơn bất kỳ văn tự, hoặc số liệu nào. Do đó, hãy biến những công thức toán học thành một bài văn vần, trẻ có thể ngâm nga học bất cứ lúc nào. Cách học thư giãn này, không thể chép vào giấy, nhưng nó tác động lớn vào trí nhớ và giúp trẻ nhớ bài tốt hơn.

 4.Xen kẽ các môn học

Nhiều phụ huynh thường bắt con mình học mãi một môn học trong thời gian dài, cho đến khi trẻ thật thuộc thì mới thôi. Hậu quả là trẻ học mãi mà không thuộc, vì “học đi học lại mãi một bài” gây ra hiện tượng ức chế những dấu vết đã ghi nhớ được. Để tránh tình trạng này, bạn nên dạy trẻ cách học xen kẽ: Sau một khoảng thời gian tập trung chú ý học bài môn này (không quá 35 phút), nên cho trẻ nghỉ giải lao chừng 5-10 phút, rồi chuyển sang học bài môn khác. Học theo lối đan xen như thế, trẻ sẽ thấy đầu óc tỉnh táo hơn, dễ ghi nhớ hơn.

 5.Phương pháp nhắc lại

Mỗi khi học một bài mới bạn nên hỏi lại con bạn những kiến thức có liên quan đến bài học từ hôm trước. Đối với những trẻ ở những lớp trên phải khêu gợi cho chúng tự giác nêu ra nhiệm vụ ghi nhớ và động viên cùng hoàn thành nhiệm vụ để ghi nhớ.
Ghi nhớ là một quá trình không ngừng củng cố số lần lặp lại càng nhiều, thời gian ghi nhớ càng dài lâu. Càng có những kích thích mới mẻ thì có thể khơi dậy được hứng thú, ghi nhớ sẽ có thể càng mạnh, cho nên phải khơi dậy những hứng thú của kí ức trẻ, lặp đi lặp lại nhiều lần, tuần tự tiến dần, liên hệ trước sau mới có thể tăng cường sức ghi nhớ của trẻ.

6.Sắp xếp hợp lý ôn tập

Tác dụng của ôn tập là ở chỗ làm mạnh hóa mối liên hệ đã hình thành, củng cố ghi nhớ, làm hiểu sâu hơn, nâng cao có hiệu quả hiệu suất ghi nhớ. Cần bồi dưỡng trẻ có thói quen kịp thời ôn tập , thường xuyên ôn tập và phối hợp một cách khoa học thời gian ôn tập.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản Phòng

219/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch phổ biến. giáo dục pháp luật năm 2024 của ngành Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến Cát

Ngày ban hành: 08/03/2024

190/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc và đánh bạc

Ngày ban hành: 04/03/2024

189/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Kế hoạch Triển khai công tác tuyên truyền, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông năm 2024 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thị xã Bến Cát

Ngày ban hành: 04/03/2024

186/PGDĐT-NG

Ngày ban hành: 04/03/2024. Trích yếu: Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 8 Khoá XIII"

Ngày ban hành: 04/03/2024

955/KH-PGDĐT

Ngày ban hành: 28/12/2023. Trích yếu: Kế hoạch Tổ chức Hội trại truyền thống học sinh thị xã Bến Cát Lần thứ VIII, năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 28/12/2023

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay1,086
  • Tháng hiện tại5,024
  • Tổng lượt truy cập607,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây